CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

PHU THO MEDICAL COLLEGE

Tìm hiểu về các nghề bác sĩ, công việc yêu cầu trở thành bác sĩ

 Nghề bác sĩ là một nghề luôn được xã hội coi trọng, đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người vậy nên những người theo ngành này cũng có những yêu cầu nhất định. Hơn nữa nghề bác sĩ cũng được chia thành nhiều mảng như bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ răng hàm mặt, … Tìm hiểu thêm thông tin về nghề bác sĩ trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về các nghề bác sĩ, công việc yêu cầu trở thành bác sĩ

I. Tổng quan vị trí, ngành nghề bác sĩ

 Nghề bác sĩ là ngành nghề trong hệ thống y dược nước ta, giữ vai trò to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, đảm bảo cuộc sống để mọi người hoạt động và học tập giúp ích trong việc phát triển kinh tế, xã hội.

 Trong khối ngành y dược có rất nhiều vị trí với vai trò và nhiệm vụ của từng ngành nghề khác nhau. Cùng điểm qua thông tin về các vị trí làm việc trong khối ngành y dược hiện nay

  1. Bác sĩ đa khoa

 Đây là nghề bác sĩ đa khoa với nhiệm vụ chính là điều trị các bệnh cấp tính, bệnh mạn và đưa ra các biện pháp phòng bệnh. Thường đây là ngành có điểm thi cao nhất trong khối các ngành y dược hiện nay. Thời gian đào tạo bác sĩ đa khoa hệ đại học theo chuẩn quy định của Bộ Y Tế kéo dài từ 6 năm. 

  1. Bác sĩ y học dự phòng

 Có vai trò chính trong việc phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, bác sĩ y học dự phòng sẽ có thời gian đào tạo trong khoảng hơn 6 năm. 

  1. Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt

 Đây là các bác sĩ chuyên khoa sâu về lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt. Ngành học này cũng yêu cầu kiến thức và độ chính xác rất cao cho các bệnh nhân. 

  1. Bác sĩ y học cổ truyền. 

 Hiện nay nghề bác sĩ y học cổ truyền ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngành này yêu cầu các bác sĩ có kiến thức chuyên sâu về các loại thuốc Đông Y hay các phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt hay châm cứu … để giúp bệnh nhân phục hồi. 

  1. Y tế công cộng

 Đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ cho cộng đồng hay công tác đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho người dân. Y tế công cộng là ngành nghề không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào. 

  1. Kỹ thuật y học

 Là ngành thiên về các kỹ thuật hình ảnh, kỹ thuật xét nghiệm hay vật lí trị liệu. Các kiến thức cho kỹ thuật y học sẽ thiên về: Sinh hóa hay huyết học. 

  1. Dược sĩ

 Là ngành nghề liên quan đặc thù đến dược phẩm, thuốc thanh. Những người dược sĩ có thể làm nhiều vị trí như kiểm định viên về dược phẩm, trình dược viên,  giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học …

  1. Điều dưỡng

 Là một ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực lớn ở nhiều quốc gia, điều dưỡng hiện nay là một ngành thu hút nhiều sự chú ý. Điều dưỡng viên là những người trực tiếp chăm sóc người bệnh giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. 

  1. Hộ Sinh.

 Đây là nghề thuộc lĩnh vực phụ khoa và sản khoa, giúp chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhất là các phụ nữ mang thai và các em bé sơ sinh. 

II. Nghề bác sĩ là gì

 Nghề bác sĩ là một ngành nghề được ra đời với sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, nghiên cứu các phương pháp giúp nâng cao thể trạng cho cộng đồng, dự phòng và tiên lượng các trường hợp xấu có thể xảy ra để đưa ra các phương án phòng ngừa trước. 

 Nghề bác sĩ cũng được chia ra thành các mảng chuyên khoa khác nhau như: Khoa sản, ngoại khoa, ung bướu, da liễu, khoa nhi, nội khoa, lao, truyền nhiễm, gây mê hồi sức, huyết học, ung bướu, …. Tuy phân ra làm nhiều khoa nhưng giữa các khoa luôn cần sự phối hợp luân phiên. 

III. Các công việc của nghề bác sĩ

 Các đầu việc chính của nghề bác sĩ bao gồm : Chẩn đoán bệnh cho người bệnh, dựa trên các kết quả ban đầu đánh giá tình hình bệnh bênh. Sau quá trình đánh giá và chẩn đoán các bác sĩ sẽ cần lập phác đồ điều trị cho người bệnh. Tiếp đến là quá trình thăm khám trong suốt thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân. Các bác sĩ cũng cần nghiên cứu thêm các thông tin liên quan đến bệnh tật, sớm phát sinh ra các bất thường và phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra. 

 Ngoài việc chữa trị cho bệnh nhân, các bác sĩ còn cần hỗ trợ các nhiệm vụ y tế khác như hướng dẫn các đồng nghiệp mới vào nghề, huấn luyện các thức tập mới trong nghề cũng như đưa ra các bài phân tích chuyên môn có ích cho ngành y. 

IV. Học khối gì để thi vào ngành bác sĩ

 Thời gian trước, nghề bác sĩ thường chỉ xét tuyển đối với 2 khối đó Khối A ( 3 môn Toán – Lý – Hóa) và khối B ( 3 môn Toán – Hóa – Sinh). Nhưng hiện nay việc tuyển sinh nghề bác sĩ đã được mở rộng thêm nhiều khối khác dưới đây: 

– Khối B00: Tổ hợp 3 môn Toán – Hóa – Sinh

– Khối B03: Tổ hợp 3 môn Toán – Sinh – Ngữ Văn

– Khối B04: Tổ hợp 3 môn Toán – Sinh – Giáo dục công dân

– Khối A00: Tổ hợp 3 môn Toán – Lý – Hóa

– Khối A02: Tổ hợp 3 môn Toán – Lý – Sinh

– Khối A11: Tổ hợp 3 môn Toán – Hóa – GDCD

– Khối C08: Tổ hợp 3 môn Văn – Hóa – Sinh

– Khối D07: Tổ hợp 3 môn Toán – Hóa – Tiếng Anh

 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ là ngôi trường Cao đẳng công lập uy tín tại miền Bắc với lịch sử hình thành và phát triển hơn 60 năm. Nhà trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho khối ngành y dược, được các đơn vị bệnh viện và học sinh tin tưởng tuyệt đối. Hiện nay nhà trường đang xét tuyển các khối ngành y dược : Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật Hình ảnh Y học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Hộ sinh, Dinh dưỡng. Với hình thức xét tuyển học bạ, các học sinh có thể đăng ký theo đuổi nghề bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ mà không cần thi tuyển áp lực với những kỳ thi tuyển sinh như hệ đại học.